Đông trùng hạ thảo là gì? Có mấy loại? Loại nào tốt?
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu được tìm thấy trong tự nhiên ở vùng Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng và được nền nông nghiệp hiện đại phát triển trong mô hình nuôi cấy. Vậy đông trùng hạ thảo là gì, đông trùng hạ thảo có mấy loại, khách nhau như thế nào, mời bạn đọc tham khảo thông tin bên dưới đây:
1/ Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo vốn được công nhận là loại dược liệu hiếm với nhiều tác dụng bảo vệ sức khỏe đáng quý. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu y học gần đây đã phát hiện trùng thảo có tác dụng ức chế trực khuẩn viêm phổi.
1.1/ Đông trùng hạ thảo có tên khoa học là gì?
Trong dân giang, đông trùng hạ thảo còn có tên thường gọi khác là hạ thảo đông trùng hay trùng thảo hoặc nhộng trùng thảo.
Trong khoa học, đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Cordyceps Sinensis (Berk) Sacc (chủng nấm sống trong tự nhiên) và Cordyceps Militaris (chủng nấm phổ biến sống trong môi trường nhân tạo).
1.2/ Đông trùng hạ thảo là cây hay con?
Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên là loại nấm rất đặc biệt, chúng được tạo ra từ sự kết hợp giữa ấu trùng bướm của loài Thitarodes và nấm ký sinh Cordyceps Sinensis. Qua cái tên đông trùng hạ thảo cũng có thể đã diễn tả được là cây hay con: Mùa đông là con (côn trùng) và mùa hè là cây (thảo). Thật ra, người ta không ai định nghĩa đông trùng hạ thảo là cây hay con cả, tất cả chỉ là quan điểm cá nhân mà thôi. Đông trùng hạ thảo được giới chuyên ngành gọi là một loài nấm dược liệu.
1.3/ Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên thường được tìm thấy tại những cao nguyên có độ cao từ 3.000 mét đến 5.000 mét tại Nepal, Bhutan, Ấn Độ và Tây Tạng. Nơi đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới đủ điều kiện về khí hậu và địa chất để nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên phát triển. Chu kỳ sống của chúng là một năm.
Vào mùa đông, khi độ ẩm không khí tăng cao, nấm Cordyceps Sinensis bắt đầu ký sinh trên phần đầu của ấu trùng bướm trong lòng đất. Chúng hút hết dưỡng chất từ bên trong ấu trùng, dần dần ấu trùng bướm chết đi và chỉ còn lại xác. Vào mùa hè ấm áp, những bào tử nấm Cordyceps Sinensis bắt đầu phát triển nhô lên khỏi mặt đất, hình thành nên những sợi nấm, gọi là nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên.
Cứ mỗi mùa hè đến, người dân xứ bản địa bỏ làng lên núi để săn tìm nấm đông trùng hạ thảo. Khi thời tiết ấm lên, mưa, tuyết lở là những nguy hiểm thường ngày mà họ gặp phải. Bất chấp nguy hiểm, mỗi ngày họ cần mẫn săn lùng những cọng nấm ít ỏi để bán cho các thương gia. Do biến đổi khí hậu, sản lượng ngày càng ít, mỗi ngày họ chỉ thu hoạch được vài chục cọng nấm, có khi chỉ vài cọng, hoặc ra về với tay trắng.
(Video: Đông trùng hạ thảo được tìm thấy trong môi trường tự nhiên)
2/ Đông trùng hạ thảo có mấy loại?
Đông trùng hạ thảo được chia thành 2 loại chính là đông trùng hạ thảo tự nhiên và đông trùng hạ thảo nhân tạo.
2.1/ Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Đông trùng hạ thảo tự nhiên nhìn rất giống như những con nhộng, phần đầu là một cọng nấm có hình dáng tương tự như một ngón tay, dài từ 5 – 10 cm, phần đuôi là xác con nhộng đã chết đi vì bị nấm Cordyceps Sinensis ký sinh hút hết dinh dưỡng trước đó.
Theo kết quả phân tích cho thấy, giá trị dược chất nằm ở phần cọng nấm. Phần còn lại chỉ là xác nhộng mà thôi. Tuy vậy, trong kinh doanh người ta vẫn giữ nguyên phần xác nhộng để dễ nhận dạng là sản phẩm đông trùng hạ thảo từ trong tự nhiên.
(Ảnh: Đông trùng hạ thảo tự nhiên được tìm thấy ở vùng núi cao Nepal)
2.2/ Đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nhân tạo là chủng nấm Cordyceps Militaris được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Chúng được phát triển trong phòng kín trên giá thể giả lập môi trường tự nhiên. Đông trùng hạ thảo nhân tạo ra đời đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng rất lớn của người dân Việt Nam bởi giá cả phù hợp và có hàm lượng dược chất ổn định, chất lượng không bị ảnh hưởng bởi khí hậu như trong môi trường tự nhiên.
Quá trình hình thành đông trùng hạ thảo nhân tạo:
Quá trình hình thành nên nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo được tóm lượt qua 3 giai đoạn:
a) Trồng dâu, nuôi tằm:
Lá dâu được trồng trong môi trường Organic đảm bảo sạch bệnh, làm thức ăn cho tằm. Khi tằm đến tuổi trưởng thành sẽ được làm nguyên liệu cho giá thể cấy nấm đông trùng hạ thảo sau này.
b) Nuôi cấy nấm:
Những bào tử nấm Cordyceps Militaris được cấy trên nền thức ăn là bột nhộng tằm và một số dinh dưỡng khác như gạo lức. Trong điều kiện phù hợp về áp suất, nhiệt độ, ánh sáng, những bào tử nấm ấy sẽ hình thành nên quả thể nấm đông trùng hạ thảo. Đây gọi là đông trùng hạ thảo nhân tạo.
(Ảnh: Chồi nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo đang phát triển)
c) Sản xuất thành phẩm:
Nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo khi đến tuổi thu hoạch sẽ được kiểm định hàm lượng dược chất và các yếu tố an toàn khác, nếu đủ điều kiện sẽ được sử dụng vào các khâu sản xuất thành phẩm. Thành phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo thường có 3 dạng: Dạng nước, dạng viên và dạng sấy khô nguyên cọng.
3/ Đông trùng hạ thảo nhân tạo và đông trùng hạ thảo tự nhiên, loại nào tốt hơn?
Thật khó để so sánh đông trùng hạ thảo nhân tạo và đông trùng hạ thảo tự nhiên loại nào tốt hơn bởi điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về bản chất thì đông trùng hạ thảo trong tự nhiên có hàm lượng dược chất cao hơn. Tuy nhiên do biến đổi khí hậu và sự khai thác không có kế hoạch, chất lượng của đông trùng hạ thảo trong tự nhiên thường không ổn định, không đồng đều giữa các sợi nấm.
Trên thực tế tại Việt Nam, nhiều lô hàng đông trùng hạ thảo tự nhiên giả được phát hiện, hình dạng sản phẩm giả giống y như hàng thật bởi được sản xuất rất tinh vi, hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một trường hợp điển hình gần đây là vào ngày 17/06/2021, tổ công tác thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường đã phát hiện một trường hợp vi phạm tại Long Biên, Hà Nội (Nguồn: báo Tuổi trẻ).
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y học Dân tộc thừa nhận: Đông trùng hạ thảo nuôi trồng nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, minh bạch các thông tin về nguồn gốc, được kiểm định bởi đơn vị có uy tín thì hoàn toàn có thể thay thế đông trùng hạ thảo trong tự nhiên.
4/ Nên chọn đông trùng hạ thảo Việt Nam hay ngoại nhập?
Theo các chuyên gia, về giá trị hàm lượng dược chất trong cùng chủng nấm và quy trình sản xuất thì đông trùng hạ thảo được trồng tại nhà máy Việt Nam hay nước ngoài đều có giá trị tương đương nhau. Điều khác nhau là ở chi phí đầu vào cấu thành nên sản phẩm ở các quốc gia là khác nhau, dẫn đến giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Ngoài việc so sánh về giá cả, người dùng nên xem kỹ hàm lượng dược chất có trong mỗi sản phẩm để có sự đánh giá khách quan hơn.
5/ Cảnh báo những tác dụng thật sự của đông trùng hạ thảo không hề quảng cáo
Mặc dù đông trùng hạ thảo đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam nhưng vẫn còn khá nhiều trang mạng đồn thổi về tác dụng của đông trùng hạ thảo quá mức thực tế. Đông trùng hạ thảo được sản xuất thành phẩm theo những dạng khác nhau và có những tác dụng khác nhau, có những tác dụng thật sự và cả những tác dụng không thực sự như lời quảng cáo. Bạn đọc có thể tìm hiểu những tác dụng thực sự của đông trùng hạ thảo khi bấm vào xem chi tiết từng loại sản phẩm ở phía trên ngay trang này. Vậy đâu là những tác dụng không thật sự của đông trùng hạ thảo?
Đông trùng hạ thảo không có những tác dụng như bên dưới đây:
5.1/ Đông trùng hạ thảo không có tác dụng kéo dài thời gian quan hệ
Hiểu một cách đúng đắn, thời gian quan hệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tâm lý đang là nguyên nhân chính và phổ biến của bệnh lý XTS ở nam giới. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo chỉ giúp tăng cường sức khỏe, giúp bổ sung năng lượng khi quan hệ và phục hồi nhanh sau quan hệ. Tác dụng của đông trùng hạ thảo giúp kéo dài thời gian quan hệ là không đáng kể.
5.2/ Đông trùng hạ thảo không có tác dụng chữa vô sinh hiếm muộn
Các hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có tác dụng nâng cao sức khỏe tinh trùng ở nam giới, giúp tinh trùng khỏe hơn, sống lâu hơn và bơi xa hơn. Nói rõ hơn, nếu ở nam giới không có tinh trùng thì tình trạng vô sinh hiếm muộn sẽ khó có thể cải thiện.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo chỉ phát huy khi nam giới có ít tinh trùng hoặc tinh trùng yếu và không phát huy tác dụng khi không có tinh trùng.
6/ Những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo ít người biết
Đông trùng hạ thảo vốn có một số tác dụng phụ nhưng ít người biết do đa số các nhà bán hàng đều không đề cập đến. Để hiểu rõ bản thân có phù hợp để sử dụng đông trùng hạ thảo hay không, mời bạn tìm hiểu thêm về những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo như sau:
6.1/ Chống máu đông, ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật
Hoạt chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp máu có độ loãng lý tưởng, phòng chống máu đông và phòng các bệnh đột tử do máu đông như đột quỵ, tai biến mạch máu não, tắc nghẽn mạch máu,... Hệ quả này đồng thời gây ảnh hưởng đến sự đông máu trong quá trình phẫu thuật.
Khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được sử dụng các thước kích thích đông máu ở một mức độ phù hợp giúp ít chảy máu ở vết mổ. Điều này trái ngược với tác dụng của đông trùng hạ thảo mang lại. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo người sắp phẫu thuật nên ngừng sử dụng đông trùng hạ thảo trước đó từ 1 đến 2 tuần. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên chờ đến khi vết thương lành hẳn mới nên sử dụng trở lại đông trùng hạ thảo. Với những bệnh nhân phẫu thuật không bị rối loạn đông máu, tác dụng phụ này sẽ không đáng kể.
6.2/ Rối loạn tiêu hóa do cơ thể chưa thích ứng
Trong đông trùng hạ thảo có 17 loại Acid Amin hiếm khó tổng hợp từ thức ăn, nhiều Vitamin, khoáng và vi lượng, rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Tương tự như những thực phẩm nhiều dinh dưỡng, đông trùng hạ thảo có thể khó tiêu hóa đối với một số người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
Nếu bạn không thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng đông trùng hạ thảo. Đối với người bị viêm loét dạ dày, hệ thống tiêu hóa kém, thời gian sử dụng đông trùng hạ thảo cho lần đầu tiên là sau khi ăn sáng một giờ. Nếu cảm thấy ổn hoặc cơ thể đã thích ứng với loại thực phẩm này, lần sau người dùng nên dùng đông trùng hạ thảo ngay sau khi thức dậy.
6.3/ Thải độc qua da
Đông trùng hạ thảo có tác dụng thải độc cơ thể. Sự thải độc sẽ được thực hiện qua 2 con đường: qua hệ bài tiết và qua da. Khi thải độc qua da, không chỉ riêng đông trùng hạ thảo mà bất cứ sản phẩm thải độc nào khác cũng sẽ gây ra các tình trạng nổi mẩn đỏ, bị ngứa,... Thời gian thải độc có thể kết thúc nhanh hoặc chậm tùy vào thể trạng từng người. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và sẽ tự chữa lành (tức không cần dùng thuốc điều trị dị ứng da).
Qua thống kê cho thấy rất hiếm trường hợp bị tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo như nổi mẩn đỏ hoặc ngứa da. Nếu gặp phải, bạn cũng đừng quá lo lắng vì cơ thể của bạn đang được thải độc. Nếu ngại do phải giao tiếp hàng ngày, bạn có thể tạm dừng, chờ đến khi da trở lại bình thường thì sử dụng tiếp đông trùng hạ thảo.
7/ Đông trùng hạ thảo không dùng cho đối tượng nào?
Đông trùng hạ thảo tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được. Sau đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc không sử dụng đông trùng hạ thảo:
7.1/ Phụ nữ mang thai
Đông trùng hạ thảo vốn là loại thực phẩm mang tính bồi bổ cơ thể do có chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ, người mẹ không nên sử dụng đông trùng hạ thảo .
7.2/ Trẻ em dưới 12 tuổi
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và hoạt động sống của trẻ nhỏ cũng không cần thiết bổ sung thêm nhiều dược chất có trong đông trùng hạ thảo như người lớn. Trẻ em được khuyến cáo chỉ sử dụng đông trùng hạ thảo khi thật sự cần thiết (khi ốm, khi cần bồi bổ) và chỉ sử dụng với liều lượng nhỏ.
Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng sinh nội tiết tố ở hai giới. Hiện nay trên thế giới chưa có tài liệu nào đề cập đến việc trẻ em sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ có khả năng dậy thì sớm. Tuy vậy chúng ta hãy cẩn trọng. Khi có thông tin mới nhất, Hector Shop sẽ cập nhật bổ sung tại đây cho bạn đọc cùng biết.
7.3/ Người sắp phẫu thuật hoặc có vết thương hở
Adenosine là một hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp máu trong cơ thể người có một độ loãng lý tưởng với hoạt động sống, phòng chống khả năng đông máu gây ra các bệnh đột tử như đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu, tai biến,... Điều này có thể sẽ gây ra tác dụng phụ không đáng kể đối với các bệnh nhân phẫu thuật, người bệnh cần hỗ trợ đông máu để việc phẫu thuật được thuận lợi. Đối với người bệnh mắc chứng rối loạn máu đông cần được tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
7.4/ Người mắc các bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn có tên tiếng Anh là Autoimmune Disease, là bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Lúc này, tự kháng nguyên vốn là các thành phần của cơ thể được xem là các vật thể lạ, theo đó kháng thể sẽ chống lại các tự kháng nguyên này, tức tấn công vào các bộ phận của cơ thể làm phát sinh bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn thường gặp bao gồm: Đa xơ cứng, Lupus, viêm khớp dạng thấp,... Bệnh tự miễn đa số chỉ gặp ở người tuổi trung niên, ít gặp ở người cao tuổi và trẻ em.
Khi sử dụng đông trùng hạ thảo, tác dụng đáng quý của đông trùng hạ thảo vô tình trở thành tác dụng phụ khi khiến cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, khả năng tấn công các tự kháng nguyên sẽ diễn ra mạnh hơn. Nếu mắc các bệnh tự miễn, người dùng nên dừng sử dụng đông trùng hạ thảo và nên được thăm khám sớm để điều trị kịp thời.